RSS

Category Archives: KỸ THUẬT NUÔI

kỹ thuật nuôi

Chuồng nuôi chim bồ câu dạng thả tự do

Theo kinh nghiệm, chuồng nuôi chim bồ câu phải thoáng mát , yên tĩnh thì chim mới mau lớn.
– Nếu là nuôi thả tự do thì chuồng nuôi yêu cầu không được trống trải, có mái che nắng, mưa, có ổ cho chim mái đẻ trứng. Nếu nuôi chim để sinh sản và khai thác thịt thì cần có chuồng nuôi khác nhau.
– Làm chuồng nên lấy tre chẻ ra thành nan, sau đó làm thành phên ghép lại. Chuồng nuôi phải có ánh sáng mặt trời, khô ráo, thoáng mát, sạch sẽ, tránh gió lùa, tránh ồn ào. Nên chia chuồng thành các ô nhỏ cho mỗi cặp chim: Chiều cao 50cm, chiều sâu 50cm, chiều rộng 50cm. Mỗi ô chuồng cần 2 ổ đẻ trứng và ấp trứng đặt ở trên, 1 ổ nuôi con đặt ở dưới. Phía trước ô khoét lỗ to  bằng miệng bát ăn cơm để chim có thể ra vào. Máng ăn và máng uống cho chim nên dùng bằng gỗ hoặc chất dẻo, không nên làm bằng kim loại, đảm bảo vệ sinh

c

– Với chuồng trại 50m2 có thể nuôi 100 con bồ câu bố mẹ, trong có 25m2 làm ổ cho bồ câu đẻ, ấp; ngoài ra có khu vực bồ câu thịt, khu an dưỡng chờ đẻ tiếp. Cần vệ sinh chuồng trại sạch sẽ. Nên tạo cho chim có được môi trường tự nhiên, chuồng trại đẹp thoáng mát, có đủ ánh sáng mặt trời, có mái cao ráo, yên tĩnh nhẹ nhàng, tránh gió lùa, mưa, ồn ào quá mức, tránh mèo, chuột, rắn, có độ cao vừa phải… có chỗ cho chim tắm, mỗi tuần pha một lần nước muối nhạt để chim tắm có tác dụng chống rệp cho chim.
– Chuồng trại, lồng làm bằng tre, gỗ, hay lưới kẽm (dây thép) 2mm, ghép từng ô, có thể làm nhiều tầng.
– Mật độ nuôi: Nếu nuôi nhốt theo kiểu ô chuồng thì mỗi ô chuồng là một đôi chim sinh sản. Nếu nuôi thả trong chuồng thì mật độ là 6-8 con/m2 chuồng. Khi được 28 ngày tuổi, chim non tách mẹ (giai đoạn về sau này được gọi là chim dò). Nuôi chim dò với mật độ gấp đôi nuôi chim sinh sản (10-14 con/m2).
– Chuồng nuôi chim sinh sản từ 6 tháng tuổi trở đi: Dành cho một cặp trống mái sinh sản: Cao: 50cm x sâu: 50cm x rộng: 50cm. Trên đó đặt 2 ổ đẻ, máng ăn, máng uống, máng đựng thức ăn bổ sung.
– Chuồng nuôi chim hậu bị sinh sản từ 2-6 tháng tuổi: dài: 6m x rộng: 3,5m x cao: 5,5m (cả mái).
– Chuồng nuôi dưỡng chim thịt (nuôi vỗ béo chim thương phẩm từ 21-30 ngày tuổi): Cao: 40cm x sâu: 60cm x rộng: 50cm. Mật độ 45-50 con/m2, không có ổ đẻ, không có máng ăn (phải nhồi trực tiếp cho chim ăn), ánh sáng tối thiểu.
– Ổ đẻ: Đường kính: 20-25cm x cao: 4-6cm: Trong giai đoạn nuôi con, chim bồ câu đã đẻ lại, nên mỗi đôi chim cần hai ổ, một ổ đẻ và ấp trứng đặt ở trên, một ổ để nuôi con đặt ở dưới. ổ có thể làm bằng gỗ, nhựa, khô ráo, sạch sẽ, vệ sinh thay rửa thường xuyên.
– Máng ăn cho một đôi chim bố mẹ: dài: 15cm x rộng: 5cm x sâu: 5-10cm. Nên đặt ở những vị trí tránh chim ỉa vào, tránh các nguồn gây ẩm ướt và hạn chế thức ăn rơi vãi. Có thể dùng máng bằng tre hoặc bằng tôn.
– Máng uống cho một đôi chim bố mẹ: Đường kính: 5-6cm x cao: 8-10cm. Máng uống phải đảm bảo tiện lợi và vệ sinh. Có thể dùng đồ hộp (lon nước giải khát, lon bia…), cốc nhựa…
– Máng đựng thức ăn bổ sung: nuôi nhốt nên cần chất khoáng, sỏi, muối ăn. Kích thước của máng đựng thức ăn bổ sung như máng uống, nên dùng gỗ hoặc nhựa, không nên làm bằng kim loại.

 
Leave a comment

Posted by on November 17, 2014 in Thiết Bị Nuôi

 

Hướng dẫn chọn giống chim bồ câu

CON GIỐNG: Giống của Hà Lan, Anh, Pháp, Nhật.

Trong một ổ chim cần phải có một con trống và một con mái. Muốn chim bố mẹ đẻ nhiều, nuôi con tốt phải chọn chim có lông bụng dầy mượt, khoẻ mạnh, mỏ xẻ, không có dị tật, lanh lợi, đuôi nhọn…. Nên mua chim đã được ghép đôi
Chim bồ câu mái có thể đẻ trải dài trong năm, lứa nọ tiếp lứa kia, khoảng cách giữa hai lứa khoảng 40 ngày. Như vậy, trong những điều kiện nuôi thả hợp lý, một cặp bồ câu có thể sản sinh ra 12 đến 14 lứa chim bồ câu con trong một năm.
Chim bồ câu được chọn làm giống phải đảm bảo các yêu cầu: khỏe mạnh, lông mượt, không có bệnh tật, dị tật, lanh lợi.

download (1)

Dòng chim bồ câu Pháp : Titan & Mimas:

– Chim bồ câu Pháp Ti tan (dòng “siêu nặng“) có bộ lông phong phú đa dạng: trắng, đốm, xám, nâu
Lọai này được nhập từ Pháp nhập vào Việt Nam từ tháng 5 năm 1998. Phân bố: Trung tâm Nghiên cứu Gia cầm Thụy Phương – Hà Nội, Hưng Yên, Hà Tây, Hà Bắc, Vĩnh Phúc, Sơn La, Nghệ An, Quảng Ninh, Tp. Hồ Chí Minh… Hình thái: Lông đa màu: xám (chiếm 20%), màu trắng (chiếm 12%), nâu (12%) và đốm (4%). Chân ngắn, vai nở. Chim trống dài 19, cao 31 cm, chim mái dài 16,5, cao 28,5 cm. Chim mới nở nặng 17gam/con, lúc 28 ngày tuổi: 647gam. Lúc 6 tháng tuổi:677gam/con, và 1 năm tuổi chim sinh sản: 691gam/con. Năng suất, sản phẩm: Khoảng cách hai lứa đẻ là 40 ngày. Đẻ 12-13 chim non/cặp/năm. Tỷ lệ nở/tổng trứng: 66-72%. Tỷ lệ nuôi sống: 94-96%.

– Chim bồ câu Pháp Mimax (Dòng “siêu lợi“) có bộ lông đồng nhất màu trắng .Khoảng cách hai lứa đẻ là 35-40 ngày. Đẻ 16-17 chim non/cặp/năm. Tỷ lệ nở trên tổng trứng: 76- 82%. Tỷ lệ nuôi sống: 93-98%. Tên tiếng Anh: Mimas Tên khác: Bồ câu “Siêu lợi” Phân loại: Dòng Nguồn gốc: Từ Pháp nhập vào Việt Nam từ tháng 5 năm 1998. Phân bố: Trung tâm Nghiên cứu Gia cầm Thụy phương – Hà Nội, Hưng Yên, Hà Tây, Hà Bắc, Vĩnh Phúc, Sơn La, Nghệ An, Quảng Ninh, Tp. Hồ Chí Minh… Hình thái: Lông màu trắng đồng nhất, chân đỏ hồng. Chăn ngắn, vai nở. Chim trống dài 18cm, cao 28cm, chim mái dài 16cm, cao 27cm.  Khối lượng mới nở: 16gam/con, lúc 28 ngày tuổi: 582-855gam/con. 6 tháng tuổi chim nặng 653gam/con và 1 năm tuổi chim mái sinh sản nặng 690gam/con.

– Phân biệt trống mái: Con trống to hơn, đầu thô, có phản xạ gù mái (lúc thành thục), khoảng cách giữa 2 xương chậu hẹp; con mái thường có khối lượng nhỏ hơn, đầu nhỏ và thanh, khoảng cách giữa 2 xương chậu rộng. Tuy nhiên, lúc bé rất khó phân biệt. Nên mua loại chim từ 5-6 tháng tuổi.
– Một cặp bồ câu có thể sinh sản trong 5 năm, nhưng sau 3 năm đẻ, khả năng sinh sản giảm, nên thay chim bố mẹ mới.

 
Leave a comment

Posted by on November 17, 2014 in Chọn Giống

 

Chuồng nuôi và thiết bị nuôi chim bồ câu dạng công nghiệp

 

a. Chuồng nuôi cá thể (dùng nuôi chim sinh sản từ 6 tháng tuổi trở đi)

Mỗi cặp chim sinh sản cần một ô chuồng riêng. Ô chuồng là một đơn vị sản xuất, trên đó đ­ược đặt các ổ đẻ, máng ăn, máng uống, máng đựng thức ăn bổ sung và 1 đôi trống mái sinh sản. Kích th­ước của một ô chuồng: Chiều cao: 40 cm; Chiều sâu: 60 cm; Chiều rộng: 50 cm;

4

b. Chuồng nuôi quần thể (nuôi chim hậu bị sinh sản từ 2-6 tháng tuổi)

Kích th­ước của 1 gian: Chiều dài: 6m; Chiều rộng: 3,5m; Chiều cao: 5,5m (cả mái); Máng ăn, máng uống, ổ đẻ, máng đựng thức ăn bổ sung được thiết kế riêng cho kiểu chuồng này.

anh 7

Chuồng nuôi dư­ỡng chim thịt (nuôi vỗ béo chim th­ương phẩm từ 21-30 ngày tuổi) mật độ dày hơn 45-50 con/m2, không có ổ đẻ, không có máng ăn (chúng ta phải nhồi trực tiếp cho chim ăn), ánh sáng tối thiểu.

ổ đẻ: khô ráo, sạch sẽ, tiện cho việc vệ sinh thay rửa thư­ờng xuyên. Kích thư­ớc của ổ: Đ­ường kính: 20-25cm; chiều cao: 7-8cm;

Máng ăn: Kích th­ước máng ăn cho một đôi chim bố mẹ: Chiều dài: 15cm; Chiều rộng: 5cm; Chiều sâu: 5cm x 10 cm

Máng uống: Có thể vỏ dùng đồ hộp, cốc nhựa…với kích th­ước dùng cho một đôi chim bố mẹ: Đư­ờng kính: 5-6 cm; chiều cao: 8 -10 cm;

Mật độ nuôi chim: Nếu nuôi nhốt theo kiểu ô chuồng thì mỗi ô chuồng là một đôi chim sinh sản. Nếu nuôi thả trong chuồng thì mật độ là 6-8 con/m2 chuồng. Khi đư­ợc 28 ngày tuổi, chim non tách mẹ (giai đoạn về sau này được gọi là chim dò). Nuôi chim dò với mật độ gấp đôi nuôi chim sinh sản (10-14 con/m2).

Chế độ chiếu sáng: Chuồng trại phải thiết kế thoáng đảm bảo cung cấp đủ ánh sáng cho chim. Tuy nhiên ở miền Bắc ban ngày mùa đông ánh sáng ngắn, có thể lắp bóng đèn 40w chiếu sáng thêm vào ban đêm (nếu nuôi theo quy mô lớn) với c­ường độ 4-5w/m2 nền chuồng với thời gian 3-4h ngày.

 
Leave a comment

Posted by on May 29, 2013 in Thiết Bị Nuôi

 

Vitamine và nguồn cung cấp vitamine cho chim bồ câu

Vitamin là các chất cơ thể không thể tự tổng hợp được mà phải tiếp nhận thường xuyên từ bên ngoài, tuy chỉ cần một lượng nhỏ (“Vi” là ” nhỏ” ) nhưng vitamin không thể thiếu được cho sinh trưởng, phát triển và miễn dịch của cơ thể.

Phần tóm tắt khái quát dưới đây giúp các chủ nuôi hiểu tầm quan trọng của vitamin và bổ sung vitamin trong khẩu phần ăn của chim bồ câu.

1. Vitamin A : 

Kích thích sinh trưởng cho chim non, trợ giúp khả năng miễn dịch, kháng bệnh. Bảo đảm ổn định khả năng sinh sản, hình thành trứng của bồ câu.

Nguồn cung cấp: Hạt đậu xanh, ngô vàng, Cà-rốt, rau xanh và dầu gan cá.

2. Vitamin B1:

Bồ câu cần B1 để chuyển hoá carbonhydrat thành glucogen dự trữ trong gan. B1 kích thích tiêu hóa, ngon miệng và thăng bằng các hoạt động của hệ thần kinh. Giúp quá trình tạo xương vững chắc cho bồ câu.

Nguồn cung cấp: Cám gạo ( hạt gạo chưa xát trắng ), hạt đậu xanh, hạt lúa mì.

3. Vitamin B2:

Giúp hoàn thiện quá trình chuyển hóa Protein, Glucid và chất béo. Bảo đảm chức năng hệ thần kinh linh hoạt, trợ giúp quá trình hình thành phôi thai trong kỳ ấp trứng.

Nguồn cung cấp: Tương tự như các loại thức ăn có B1: Cám gạo ( hạt gạo chưa xát trắng ), hạt đậu xanh, hạt lúa mì, ngoài ra còn có trong rau đậu, ngũ cốc.

4. Vitamin B6 và B10:

Vitamin B6 (Pyridoxine) hỗ trợ phát triển hệ thần kinh và trao đổi chất ở gan. Rất quan trọng cho sự phát triển cơ thể. Vitamin B10 ( Acid Folic ), chống thiếu máu, giãn cơ khi bị chuột rút, co cứng cơ do vận động quá mức.

Nguồn cung cấp: B6 có trong tất cả các loại cá, men bia và cám gạo. B10 có trong cá và men bia.

5. Vitamin B12:

Rất quan trọng vì có chưa cô-ban tạo hồng cầu, máu. Cần cho sự phát triển của trứng và chim non trong những tuần tuổi đầu tiên.

Nguồn cung cấp: Hiện nay chưa rõ B12 từ nguồn thức ăn nào của chim, nhưng có thể trong thức ăn tự tìm kiếm ở đất, cát thiên nhiên.

6. Vitamin C:

Kết hợp với vitamin A, Vitamin C tạo kháng thể chống bệnh tật.

Nguồn cung cấp: Bồ câu sản xuất vitamin C trong gan, không thấy có trong thức ăn mà bồ câu vẫn ăn. Thiếu vitamin A cũng sẽ giảm lượng vitamin C trong cơ thể chim.

7. Vitamin D:

Hỗ trợ hấp thu can-xi và phospho từ ruột vào máu, từ máu chuyển đến cơ quan tạo xương. Tạo và bền vững bộ xương, cơ thể không thể thiếu được 2 chất này. Vitamin D còn giữ cân bằng can-xi, phospho trong cơ thể.

Nguồn cung cấp: Cơ thể bồ câu tạo vitamin D từ tia cực tím của ánh sáng mặt trời. Cúng có thể bổ sung vitamin D từ dầu gan cá, thức ăn bổ sung.

8. Vitamin E:

Được gọi là vitamin “hỗ trợ sinh sản” cho chim bồ câu cả chim đực và chim cái.

Nguồn cung cấp: Thức ăn giàu vutamin E như: hạt đậu xanh, hạt lúa mì, ngô.

9. Vitamin K:

Giúp cho quá trình đông máu, chống chảy máu.

Nguồn cung cấp: Từ rau xanh, quả hạt tươi.

 

Kinh Nghiệm Nuôi Bồ Câu Pháp

1. Về giống và công tác giống:

– Hiện nay, chim bồ câu Pháp có 2 dòng cơ bản, đó là: dòng siêu nặng (màu lông rất đa dạng: trắng, đốm, xám, nâu) và dòng siêu lợi (lông màu trắng xám). Cả hai dòng này khi trưởng thành khối lượng tương đương nhau và đều có khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu của nước ta. Khi mua chim giống về nuôi, nên chọn chim đã thành thục (4-5 tháng tuổi), khỏe mạnh, đồng thời phải mua theo cặp: 1 trống – 1 mái (đôi).
2. Chuồng nuôi và thiết bị nuôi chim
Về diện tích chuồng nuôi: nếu nuôi theo hình thức chăn thả (hoặc chuồng chỉ nuôi chim thịt thì 6-8 con/m2. Nếu nuôi nhốt (chủ yếu là nuôi chim bố mẹ) kích thước của một ô chuồng thích hợp nhất là: Chiều cao: 40 cm; chiều sâu: 60 cm; chiều rộng: 50 cm.
Khi làm chuồng trại, làm lồng để nuôi nhốt, phải lưu ý một số vấn đề như sau:
– Hướng chuồng, lồng: Tốt nhất là hướng đông – nam để chuồng thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Mái chuồng và tường bao xung quanh chuồng nuôi phải được thiết kế chống mưa tạt, gió lùa. Tối kỵ việc đặt chuồng nuôi, lồng nuôi chim về hướng tây.
– Chuồng nuôi chim phải chắc chắn, yên tĩnh và ngăn chặn được sự phá hoại của mèo, chuột. Không nên đặt chuồng nuôi chim với các loài gia cầm khác.
– Trong khu vực chuồng nuôi, lồng nuôi nhất thiết phải có các thiết bị khác như máng ăn, máng uống và ổ đẻ cho chim.
+ Ổ đẻ: nên dùng rổ nhựa có kích thước: Đường kính: 20-25 cm; chiều cao: 7-8 cm; do đang trong giai đoạn nuôi con, chim bồ câu đã đẻ lại, nên mỗi đôi chim cần hai ổ đẻ, ổ ấp trứng đặt ở trên, ổ để nuôi con đặt ở dưới.
+ Máng ăn: Kích thước máng ăn cho một đôi chim bố mẹ: Chiều dài: 15 cm; chiều rộng: 5 cm; chiều sâu: 5 cm x 10 cm. Ngoài máng đựng thức ăn chính, phải bố trí máng đựng thức ăn bổ sung: do chim bồ câu được nuôi nhốt theo phương pháp công nghiệp nên chúng rất cần chất khoáng, sỏi, muối ăn.
+ Máng uống: Có thể dùng vỏ đồ hộp, cốc nhựa… với kích thước dùng cho một đôi chim bố mẹ: Đường kính: 5-6 cm; chiều cao: 8 -10 cm.
3. Về thức ăn và nhu cầu thức ăn hàng ngày của chim:
Thức ăn chủ yếu của chim là: thóc, ngô, gạo, đậu các loại, lạc,… trong đó ngô là thành phần chính. Yêu cầu của thức ăn phải bảo đảm sạch, chất lượng tốt, không mốc, mọt. Tùy theo từng loại chim mà chúng ta cho ăn với số lượng thức ăn khác nhau, thông thường lượng thức ăn = 1/10 trọng lượng cơ thể. Tổng lượng thức ăn/đôi sinh sản/năm: 45-50 kg.
Nhu cầu nước uống của chim bồ câu không lớn, nhưng cần có đủ nước để chim uống tự do. Có thể bổ sung vào trong nước Vitamin và kháng sinh để phòng bệnh khi cần thiết, trung bình mỗi chim bồ câu cần 50-90ml/ngày.
4. Về chăm sóc và nuôi dưỡng chim bồ câu:
Khi ghép đôi xong, quen với chuồng và ổ, chim sẽ đẻ. Nơi ấp trứng phải yên tĩnh, đặc biệt với chim ấp lần đầu nên giảm bớt tầm nhìn, âm thanh, ánh sáng để chim chuyên tâm ấp trứng.
Khi chim ấp được 18 -20 ngày sẽ nở, nếu quả trứng nào mổ vỏ lâu mà chim không đạp vỏ trứng chui ra thì người nuôi cần bóc vỏ trứng để chim non không chết ngạt trong trứng.
Khi chim non được 7-10 ngày mới tiến hành cho ổ đẻ thứ hai vào. Sau khi tách mẹ, ổ đẻ tương ứng được bỏ ra rửa sạch, phơi khô để bố trí lứa đẻ tiếp theo.
Sau khi chim được 28-30 ngày tuổi, tách chim non khỏi mẹ. Giai đoạn này chim còn yếu, nên người nuôi phải tập ăn cho chim non, đồng thời nên bổ sung Vitamin A, B, D, các chất kháng sinh… vào nước uống để chống mềm xương, trợ giúp tiêu hóa và chống các bệnh khác cho chim non.
5. Vệ sinh phòng bệnh:
Thường xuyên vệ sinh, quét dọn chuồng trại, cần thay lót ổ thường xuyên (2-3 ngày/lần), để tránh sự tích tụ phân, chất thải trong chuồng nuôi. Máng ăn, máng uống phải được vệ sinh hàng ngày, thức ăn phải được thay mới thường xuyên. Chim bồ câu rất mẫm cảm với các loại mầm bệnh như: Newcastle, cúm gia cầm, bệnh đậu, cầu trùng… do vậy, phải thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh cho chim bằng thuốc và vắc-xin.
 

Cách Phân biệt bồ câu trống mái

Chim Mái

Chim Trống
Cho chim non 3 -4 tuần tuổi đứng thăng bằng trên 1 tay.
– Tay kia nắm mỏ chim kéo về phía trước, nếu đuôi nó nhỏng lên là con mái còn đuôi cụp xuống là con trống. Xác suất đúng 99-100%
 
Leave a comment

Posted by on May 29, 2013 in Chọn Giống

 

Tự Làm Khoáng Cho Chim Bồ câu

– Cát 25 %

– Đất đỏ sàn lấy loại nhuyễn 25%
– Than chết 35% xay nhuyễn ( Than đã đốt xong rồi, dùng máy xay cà phê để xay nhuyễn như bột

– Muối bọt 01%
– Muối hột 01%
– Đường cát 01%
– Vỏ hàu 10%
– Bột cỏ cú 01/%
– Bột cam thảo 01%
– Nếu thêm thuốc Premix càng tốt.

 
 

Quy trình Kỹ thuật nuôi chim bồ câu pháp

1. Nhu cầu dinh dưỡng
Nhu cầu về dinh dưỡng của chim bồ câu tuỳ theo giai đoạn phát triển của chim. Sau đây là nhu cầu cần thiết cho chim sinh sản:
Năng lượng (kcal/ME): 2900-3000
Chim bồ câu nuôi nhốt rất cần chất khoáng, do đó phải thường xuyên bổ sung vào các máng ăn riêng cho chim ăn tự do. Read the rest of this entry »

 
Leave a comment

Posted by on May 12, 2013 in Chọn Giống

 

Kỹ Thuật Nuôi chim Bồ Câu.

Có thể nuôi chim bồ câu với quy mô lớn. Chim bồ câu siêu thịt, có thể nặng từ 1,2 kg trở lên, dễ nuôi, nhanh lớn, ít bệnh, sinh sản tốt. Chim bồ câu là vật nuôi có giá trị dinh dưỡng khá cao, rất bổ dưỡng cho người già, người mới ốm đậy, trẻ em suy dinh dưỡng.
Phân chim bồ câu ủ để bón hoa, kiểng, cây ăn trái.
Chim bồ câu còn là loại chim cảnh đẹp. Read the rest of this entry »

 
Leave a comment

Posted by on May 12, 2013 in Chọn Giống